Lễ Tơ Hồng Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Tơ Hồng Trong Đám Cưới

Cách thực hiện nghi lễ Tơ Hồng.

Trong bài viết này

Trong truyền thống dân gian Việt Nam, “Lễ Tơ Hồng” là một nghi lễ thiêng liêng nhằm cầu chúc cho hạnh phúc và sự gắn kết lâu dài của đôi vợ chồng mới cưới. Đây là một phần quan trọng trong các nghi thức hôn lễ, thể hiện sự tôn kính đối với các vị thần tình yêu và duyên phận, đồng thời gắn liền với văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền về việc cầu duyên và bảo vệ tình yêu.

1. Lễ Tơ Hồng là gì.

Lễ Tơ Hồng được cho là một nghi lễ mang ý nghĩa cầu duyên và bảo vệ mối lương duyên. Trong văn hóa Á Đông, lễ này nhằm tạ ơn và cầu mong sự che chở từ các vị thần linh, đặc biệt là Nguyệt Lão – vị thần chuyên kết nối duyên phận, bảo trợ tình yêu. Tên “Tơ Hồng” bắt nguồn từ câu chuyện về “sợi dây tơ hồng” – biểu tượng cho mối nhân duyên mà Nguyệt Lão đã kết nối.

Theo quan niệm dân gian, Nguyệt Lão là người tạo ra những sợi dây tơ hồng buộc cổ tay những người có duyên phận với nhau, giúp họ tìm đến và gắn bó với nhau trong cuộc đời. Trong đám cưới, Lễ Tơ Hồng được xem như một lời cam kết, bày tỏ lòng thành kính của cặp đôi đối với thần linh, mong cầu một cuộc hôn nhân bền chặt.

Lễ tơ hồng là gì

2. Nguồn gốc lễ Tơ Hồng bắt đâu từ đâu?

Không chỉ dừng lại ở câu hỏi “Lễ Tơ Hồng là gì?”, nhiều người còn tò mò về nguồn gốc của buổi lễ này. Theo tìm hiểu, Lễ Tơ Hồng bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian Trung Hoa dưới triều đại nhà Đường.

Trong thời kỳ đó, có một vị thư sinh tên là Vi Cố, đã dừng chân ở một nhà trọ tại Tống Thành. Vào một đêm khuya, ông ra ngoài dạo chơi và tình cờ gặp một ông lão đang ngồi đọc sách dưới ánh trăng sáng. Ông lão, với một túi vải bên cạnh, đang chăm chú vào cuốn sách mang tên “Hôn Nhân”, ghi lại nhân duyên của tất cả mọi người.

Khi Vi Cố hỏi lý do ông lão ngồi đây muộn như vậy, ông lão trả lời rằng ông đang xem sách Hôn Nhân. Tò mò hơn, Vi Cố hỏi về túi gấm mà ông lão mang theo. Lập tức, ông lão lấy ra một sợi chỉ hồng và chỉ trong chớp mắt, một đường ánh sáng màu đỏ hiện ra, buộc vào cổ chân của Vi Cố.

Ông lão giải thích rằng sợi chỉ hồng dùng để buộc chặt chân hai người sẽ trở thành vợ chồng. Dù có cách xa nhau hay là kẻ thù của nhau, một khi đã buộc lại, họ sẽ không thể tách rời.

Khi Vi Cố biết về người vợ tương lai, ông lão cho biết đó là con gái của một bà lão bán rau ở chợ phía Bắc. Tuy nhiên, khi đến nơi, ông chỉ gặp một bà lão bế một bé gái xấu xí 3 tuổi. Bực tức, ông ra lệnh cho người hầu giết cô bé. Nhưng người hầu không thể làm điều đó, chỉ khẽ đâm một nhát làm cô bé sợ hãi và chạy trốn.

Mười lăm năm sau, Vi Cố kết hôn với con gái của quan thứ sử Tương Châu, người có vết sẹo dài trên lông mày – chính là cô bé năm xưa. Sau khi tìm hiểu, Vi Cố vô cùng xấu hổ và quyết tâm đối xử thật tốt với vợ để bù đắp cho những lỗi lầm của mình.

Truyền thuyết này đã góp phần hình thành nên tín ngưỡng về Nguyệt Lão – vị thần kết duyên, và từ đó Lễ Tơ Hồng ra đời. Mọi người tin rằng các cuộc hôn nhân đều do Nguyệt Lão kết thành và bắt đầu lập tượng thờ Nguyệt Lão để cầu mong hạnh phúc và duyên phận cho đôi lứa.

Truyền thuyết này đã góp phần hình thành nên tín ngưỡng về Nguyệt Lão – vị thần kết duyên, và từ đó Lễ Tơ Hồng ra đời. Mọi người tin rằng các cuộc hôn nhân đều do Nguyệt Lão kết thành và bắt đầu lập tượng thờ Nguyệt Lão để cầu mong hạnh phúc và duyên phận cho đôi lứa.

Nguồn gốc lễ Tơ Hồng bắt đâu từ đâu

3. Ý nghĩa của lễ Tơ Hồng trong lễ cưới truyền thống.

Mặc dù ngày nay lễ Tơ Hồng không còn phổ biến như trước, nhưng theo quan niệm của ông cha ta, đây là một buổi lễ quan trọng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cụ thể, lễ Tơ Hồng được tổ chức với ba ý nghĩa chính:

Tạ ơn Nguyệt Lão: Lễ Tơ Hồng là dịp để cặp đôi sắp cưới bày tỏ lòng biết ơn đối với Nguyệt Lão, vị thần đã se duyên kết tóc cho họ, giúp họ gặp gỡ và gắn bó với nhau.

Thể hiện tình yêu và sự gắn kết: Trong hôn lễ, nghi thức uống rượu và ăn trầu không chỉ mang tính chất truyền thống mà còn thể hiện ước nguyện của vợ chồng sống hòa thuận, yêu thương và chăm sóc nhau, bên nhau tới khi bạc đầu răng long.

Ghi nhớ kỷ niệm thiêng liêng: Lễ Tơ Hồng cũng nhắc nhở cặp đôi về những kỷ niệm đẹp đẽ của ngày đầu gặp gỡ, để họ luôn nhớ rằng, dù có gặp khó khăn trong tương lai, họ vẫn sẽ cùng nhau nắm tay vượt qua mọi thử thách.

4. Cách thực hiện nghi lễ Tơ Hồng.

Trong buổi lễ Tơ Hồng, một bàn thờ trang trọng sẽ được đặt ngay giữa sân hoặc trong nhà, với đầy đủ lễ vật cần thiết như lư hương, đèn, nến, cơi trầu, xôi gà, rượu và trái cây. Cô dâu và chú rể sẽ cùng đứng trên một chiếc chiếu trải trước hương án, thực hiện nghi thức lạy bốn lạy và vái ba vái trước bàn thờ. Sau đó, họ sẽ quỳ để lắng nghe người đại diện từ phía nhà chú rể đọc văn tế Tơ Hồng.

Khi văn tế được đọc xong, cô dâu và chú rể sẽ thực hiện lễ tạ Nguyệt Lão, sau đó cùng nhau uống một ly rượu và ăn một miếng trầu đã được dâng lên Nguyệt Lão. Theo quan niệm dân gian, nghi thức này tượng trưng cho việc họ trở thành một thể, cam kết sống hạnh phúc bên nhau cho đến khi đầu bạc răng long.

Cuối cùng, sau khi hoàn tất lễ Tơ Hồng, cô dâu và chú rể sẽ chào hỏi các cô dì, chú bác và họ hàng đang có mặt để chung vui. Trong các buổi chào hỏi, cô dâu chú rể sẽ nhận được tiền mừng hoặc quà tặng từ ông bà, cha mẹ, cũng như họ hàng, kèm theo những lời chúc phúc tốt đẹp dành cho đôi trẻ.

Cách thực hiện nghi lễ Tơ Hồng.

5. Văn tế lễ Tơ Hồng.

Văn tế lễ Tơ Hồng thường mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự tôn kính đối với Nguyệt Lão và cầu mong cho tình duyên của cô dâu và chú rể bền vững. Dưới đây là một mẫu văn tế lễ Tơ Hồng:

“Nam mô a di đà Phật

Hôm nay ngày tốt, tháng lành

Đẹp duyên, đẹp phận đã thành phu thê.

Thiếp chàng hạnh phúc phòng khuê.

Trăm năm gửi trọn lời thề thủy chung

Lòng thành lễ mọn xin dâng

Thiên tiên Nguyệt Lão Tơ Hồng đã se

Chấp kỳ lễ bạc trai nghi

Chứng tâm sám hối phù trì cho con

Trước linh hoa gia tiên

Con xin cúi lạy

Phú tổ Di Lai

Sinh trai có vợ

Sinh gái có chồng

Lễ mọn kính dâng

Duyên lành gặp gỡ

Giao lão trăm năm

Vững bền hai họ

Nghi thất, nghi gia

Có con có của

Cầm sắt giao hòa

Trong chờ phúc tổ

Nam mô a di đà Phật.”.

Ý nghĩa của lễ Tơ Hồng trong lễ cưới truyền thống

6. Lễ Tơ Hồng được tổ chức ở nhà trai hay nhà gái?

Lễ Tơ Hồng theo truyền thống của ông bà ta thường được tổ chức tại nhà trai. Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng lễ Tơ Hồng cũng có thể diễn ra ở nhà gái. Điều này cho thấy có sự khác biệt về phong tục tùy thuộc vào từng vùng miền và gia đình.

Để giải đáp thắc mắc này một cách chính xác, cặp đôi nên tham khảo ý kiến của các thế hệ đi trước như ông bà và cha mẹ. Điều này không chỉ giúp họ hiểu rõ hơn về truyền thống gia đình mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với phong tục tập quán của tổ tiên.

Hy vọng An Hiếu Wedding cung cấp những thông tin trên sẽ hữu ích cho các cặp đôi đang chuẩn bị cho ngày trọng đại của mình và giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và nguồn gốc của lễ Tơ Hồng trong văn hóa Việt Nam.