Hiện nay, vai trò phù dâu phù rể trong đám cưới đã không còn được chú trọng nhiều trong những lễ cưới của cô dâu chú rể nữa. Cho nên, có nhiều người vẫn lầm lẫn giữ phù dâu phù rể và đội hình bê mâm quả là giống nhau.
| Xem Thêm –> CÁCH CẮM HOA BÀN THỜ NGÀY CƯỚI ĐẸP CẦN PHẢI LƯU Ý GÌ?
Sau đây, chúng ta theo chân An Hiếu Wedding cùng nhau tìm hiểu vì sao trong đám cưới lại có phù dâu phù rể và vai trò của họ trong đám cưới quan trọng như thế nào qua bài viết giải mã ý nghĩa “phù dâu phù rể trong đám cưới” ít ai biết nhé!
Phù dâu phù rể là gì?
Phù dâu và phù rể là những người bạn thân thiết và đáng tin cậy của cô dâu và chú rể. Họ không chỉ đồng hành cùng cặp đôi trong suốt quá trình chuẩn bị cho đám cưới, mà còn hỗ trợ họ trong các nghi lễ của ngày trọng đại. Phù dâu và phù rể giúp cặp đôi giảm bớt căng thẳng, mang đến sự vui vẻ và thư giãn trong ngày cưới.
Ngoài phù dâu và phù rể, đám cưới còn có thể có sự tham gia của những bạn nhỏ, những người sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như tung hoa hay đỡ váy cho cô dâu khi tiến lên lễ đường. Những bạn nhỏ này thêm phần dễ thương và làm cho không khí buổi lễ càng thêm ấm cúng và vui tươi.
Nguồn gốc của phù dâu và phù rể.
Tục lệ về phù dâu có nguồn gốc từ thời kỳ hôn nhân cưỡng ép và cha mẹ định đoạt, trong khi nạn tảo hôn vẫn phổ biến ở nhiều nơi. Ngày xưa, khi cô dâu còn rất trẻ—thường là mười ba tuổi—việc đưa cô dâu về nhà chồng cần có sự hỗ trợ từ người có kinh nghiệm. Vì vậy, phù dâu ra đời như một người dẫn dắt và hỗ trợ cô dâu trong suốt quá trình này.
Phù dâu thường là người trong gia đình như cô, dì, hoặc chị em thân thiết của cô dâu. Họ không chỉ có khả năng thuyết phục và chỉ dẫn cô dâu, mà còn phải được cô dâu kính trọng và yêu mến. Phù dâu thường là người may mắn, hiền lành, và có cuộc sống gia đình êm ấm. Họ có nhiệm vụ truyền lại kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, và làm vợ cho cô dâu, giúp cô dâu vượt qua thời kỳ khó khăn ban đầu. Thông thường, phù dâu còn ở lại vài ngày sau đám cưới để hỗ trợ cô dâu và tham gia lễ lại mặt cùng dâu rể.
Ngược lại, khái niệm phù rể vẫn còn khá mới mẻ và ít được biết đến. Phù rể chủ yếu đảm nhận vai trò dẫn đầu đội ngũ bê quả, nhưng vai trò của họ chưa được xác định rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với đội ngũ bê mâm quả. Khác với phù dâu, phù rể không có một chức danh truyền thống rõ ràng trong các nghi lễ cưới truyền thống.
Vai trò của phù dâu và phù rể.
Nhiệm vụ của họ là trợ giúp cô dâu chú rể trong mọi tình huống, từ chia sẻ cảm xúc, tìm hiểu dịch vụ tới sát cánh bên nhân vật chính trong suốt buổi lễ.
Những “nhân vật phụ” đó là sẽ người cùng lo lắng các công việc tổ chức đám cưới cho các cặp đôi.Họ sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ cô dâu chú rể hết mình, từ việc đưa cô dâu đi spa thư giãn, cùng cô dâu chia sẻ cảm xúc, cùng đi chọn váy, trở thành phụ tá trong buổi chụp ảnh cưới và làm mọi điều cô dâu nhờ. Cũng tương tự, phù rể sẽ là nhân vật quan trọng với chú rể, chỉ đứng ở vị trí thứ 2 sau cô dâu.
|Xem thêm –> NGHI THỨC LỄ GIA TIÊN TRONG NGÀY CƯỚI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM.
Số lượng của phù dâu và phù rể thường không giới hạn, cũng không quy định theo số chẵn hay số lẻ mà tùy vào quy mô đám cưới. Nhưng dù chọn bao nhiêu người, cô dâu và chú rể sẽ chọn cho mình một phù dâu chính và một phù rể chính.
Đây sẽ là hai người gắn bó với uyên ương nhất. Vì vậy, cặp đôi thường nghĩ đến những người bạn, anh chị em thân thiết, gắn bó và hiểu rõ họ nhất.
Sự tương đồng giữa đội bê tráp và phù dâu, phù rể.
Với đám cưới truyền thống của Việt Nam, đội bê tráp cũng là người thân thiết nhất với cô dâu và chú rể. Số lượng đội bê tráp cũng linh hoạt, tùy quan niệm từng gia đình hoặc phong tục từng miền.
Đội bê tráp hay phù dâu, phù rể đều diện đồng phục với kiểu dáng tương tự, tạo sự đồng đều. Nhưng vai trò và vị trí của đội bưng quả trong lễ cưới Việt Nam có nhiều điểm khác với phù dâu, phù rể của đám cưới phương Tây.
Sự khác nhau giữa đội bê tráp và phù dâu, phù rể.
Điểm khác biệt lớn nhất là vai trò. Đội bê tráp chỉ có nhiệm vụ trong ngày ăn hỏi, còn phù dâu và phù rể sẽ trợ giúp hai nhân vật chính trong suốt quá trình chuẩn bị cưới.
| Xem thêm –> MÀU SẮC CỦA THIỆP CƯỚI MANG Ý NGHĨA GÌ BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA.
Điểm thứ hai, những thanh niên trong đội bê tráp bắt buộc phải là người chưa lập gia đình và trẻ tuổi hơn cô dâu, chú rể. Ở đặc điểm này, quan niệm của phương Tây linh hoạt hơn, họ có thể là người đã lập gia đình vì vậy trong nhiều đám cưới, phù dâu lớn tuổi hơn cô dâu, hoặc thậm chí đang mang thai cũng có thể tham dự.
Làm Phù Dâu, Phù Rể Có Mất Duyên Không?
Hiện nay, có một số người tin rằng việc làm phù dâu hay phù rể có thể ảnh hưởng đến vận may tình duyên sau này, khiến người đó khó lập gia đình. Do đó, nhiều người từ chối lời mời với những lý do khá đa dạng. Tuy nhiên, quan điểm này không hoàn toàn chính xác.
Trong văn hóa phương Tây, việc trở thành phù dâu hoặc phù rể không chỉ là một vinh dự lớn mà còn là một vai trò quan trọng, thường được coi là danh dự hơn cả các nhiệm vụ khác trong đám cưới.
Thực tế, việc đảm nhận vai trò này không chỉ không mang lại những “hệ quả” tiêu cực như người ta vẫn lo lắng, mà còn có thể làm cho tình bạn giữa phù dâu, phù rể và cặp đôi chính thêm phần gắn bó. Hơn nữa, không ai biết trước được rằng trong ngày cưới, có thể một ý trung nhân sẽ xuất hiện, mang đến cơ hội mới cho tình yêu và hạnh phúc.
Phù dâu và phù rể thực sự là những “thiên sứ” của cô dâu và chú rể, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cặp đôi hoàn thành hành trình đến thiên đường hạnh phúc của họ.
| Xem thêm: Lễ thành hôn là gì? Những việc nhà trai cần chuẩn bị trước lễ Thành Hôn.
Phù Dâu, Phù Rể Mặc Gì Trong Ngày Cưới?
Trang phục của phù dâu và phù rể nên được chọn sao cho phù hợp với phong cách của đám cưới và trang phục của cô dâu chú rể, tạo sự hài hòa và đồng điệu trong ngày trọng đại. Cụ thể:
1. Đám cưới truyền thống.
Trong một đám cưới truyền thống, phù dâu và phù rể thường chọn trang phục áo dài. Họ nên chọn những bộ áo dài có tông màu đồng điệu hoặc tương hợp với trang phục của cô dâu và chú rể, nhằm thể hiện sự đồng nhất và trang trọng của lễ cưới.
2. Đám cưới hiện đại.
Với một đám cưới hiện đại, phù dâu có thể chọn những chiếc váy dạ hội sang trọng, còn phù rể có thể lựa chọn tuxedo hoặc sơ mi kết hợp với quần âu. Trang phục của phù dâu và phù rể nên có màu sắc và kiểu dáng tương xứng với trang phục của cô dâu chú rể, giúp tạo nên một tổng thể hài hòa và tinh tế.
Việc lựa chọn trang phục phù dâu và phù rể một cách cẩn thận và chất lượng không chỉ góp phần làm nổi bật phong cách của cặp đôi chính mà còn tạo nên sự đồng điệu và sang trọng cho toàn bộ buổi lễ.
Qua bài viết giải mã ý nghĩa “phù dâu phù rể trong đám cưới” giúp chúng ta hiểu hơn về vai trò cũng như những gì mà phù dâu phù rể có thể mang đến trong đám cưới.Cũng như biết được sự khác nhau giữa phù dâu phù rể, không bị nhầm lẫn với đội hình bưng mâm quả nữa.