Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Mà Cô Dâu Chú Rễ Nên Biết

Trong bài viết này

Đăng ký kết hôn ở đâu? Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?… hẳn là những câu hỏi rất nhiều cặp đôi uyên ương trẻ cần câu trả lời.

– Khi chuẩn bị đám cưới, ngoài việc phải làm như: chụp ảnh cưới, chọn nhẫn, lên danh sách khách mời,… thì vẫn còn một việc mang tính chất pháp lý để chứng nhận hai bạn là vợ chồng đó chính là: làm giấy đăng kí kết hôn.

Đăng ký kết hôn ở đâu? Đăng ký kết hôn cần những giấy tờ gì?... hẳn là những câu hỏi rất nhiều cặp đôi uyên ương trẻ cần câu trả lời.

– Tuy nhiên cô dâu chú rể mới của chúng ta khá là bỡ ngỡ không biết quy trình, thủ tục như thế nào? phải chuẩn bị những gì… Dưới đây sẽ là các thủ tục chuẩn bị cần thiết chúng tôi cập nhật mới nhất đúng theo pháp luật nhé.

| Xem thêm >>> Chi Phí Đám Cưới Siêu Tiết Kiệm Cho Cô Dâu Chú Rễ

1. Điều kiện để thực hiện đăng ký kết hôn:

Căn cứ theo: 179/2015/TT-BTC, Luật 52/2014/QH13, Luật 60/2014/QH13, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

– Các bên không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:

+ Kết hôn giả tạo;

+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

Điều kiện để thực hiện đăng ký kết hôn Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

* Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

2. Hồ sơ đăng ký kết hôn.

Khi đi đăng ký kết hôn thì các cặp đôi cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Bản sao sổ hộ khẩu;

– Bản sao Chứng minh nhân dân;

– Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;

– Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.

3. Thẩm quyền giải quyết:

– Hai bạn nên hẹn trước với cán bộ Tư pháp tại Ủy ban nhân dân xã ( phường) nơi bạn đang sinh sống để tránh trường hợp đến phải chờ đợi không đăng kí được trong ngày.

Hai bạn có mặt tại UBND xã đúng giờ đã hẹn trước, đến gặp cán bộ Tư pháp và xuất trình các giấy tờ như đã nêu trên.

4. Thủ tục cần làm khi đi đăng kí kết hôn:

 – Hai bạn có mặt tại UBND xã đúng giờ đã hẹn trước, đến gặp cán bộ Tư pháp và xuất trình các giấy tờ như đã nêu trên.

 – Sau khi kiểm tra các giấy tờ cần thiết, cán bộ sẽ ghi tên vào sổ đăng kí kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn cho hai bạn.

– Khi hai bên nam, nữ đã tự nguyện kí vào giấy và sổ đăng kí kết hôn, chủ tịch UBND sẽ kí, đóng dấu và cấp cho hai bạn bản chính Giấy chứng nhận kết hôn ( và bản sao giấy chứng nhận theo yêu cầu của hai người.

| Xem thêm >>> Cách chọn lọc khách mời đám cưới như thế nào cho hợp lý

– Đồng thời cũng giải thích quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Nếu hai bạn hoàn thành thủ tục đăng kí trước 15h thì sẽ có giấy chứng nhận trong ngày, còn nếu sau khoảng thời gian này thì sẽ được hẹn trả vào ngày hôm sau.

– Đối với các trường hợp cần phải xác minh thông tin thời gian trả giấy sẽ lâu hơn nhưng không quá 5 ngày.