Nhẫn cưới là gì?
Nhẫn cưới là vật minh chứng cho tình yêu, được sử dụng để các cặp đôi trao cho nhau trong ngày trọng đại của mình, giống như một vật gắn kết 2 người thành một.
Không chỉ ở Việt Nam, mà trên khắp thế giới, chiếc nhẫn nhỏ bé vẫn được dùng để làm kỷ vật minh chứng tình yêu của 2 người.
Dưới đây là những câu chuyện thú vị xoay quanh chiếc nhẫn mà ít ai biết, cùng An Hiếu Wedding tìm hiểu thêm nhé.
Nhẫn cưới có nguồn gốc từ đâu?
Không ai biết hoặc dám khẳng định một cách chính xác nhẫn có từ bao giờ, nhưng người ta xác định được chính người Ai Cập cổ xưa là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn làm vật biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu đôi lứa.
Bắt đầu từ những chất liệu như cói, bấc, sậy, gai…, các chàng trai tự tạo ra chiếc nhẫn của mình để đeo lên tay người con gái với ý nghĩa họ đã thu phục được cả thể xác và linh hồn của cô gái đó.
Sau này, chiếc nhẫn cưới được sử dụng với ý nghĩa nhân văn hơn, không còn là vật chỉ được đeo trên tay các cô dâu như là một biểu tượng của quyền sở hữu.â
Lúc này, không phải cô gái thuộc về chàng trai, sự thật là cả 2 người đã thuộc về nhau.
| Xem thêm: Bàn Gallery Đám Cưới Là Gì? 4 Bước Trang Trí Bàn Gallery Đơn Giản.\
Ý nghĩa của nhẫn cưới.
Nhẫn không chỉ là một món trang sức mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống hôn nhân. Dưới đây là một số ý nghĩa quan trọng của nhẫn cưới:
Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu: Nhẫn với thiết kế vòng tròn không có điểm bắt đầu và kết thúc tượng trưng cho tình yêu bất diệt và sự gắn kết mãi mãi giữa hai người.
Lời hứa và cam kết: Đeo nhẫn cưới là một cách để đôi lứa khẳng định lời hứa yêu thương, tôn trọng và chung thủy suốt đời với nhau.
Sự gắn kết và đồng hành: Nhẫn cưới nhắc nhở hai người về sự hiện diện và đồng hành của đối phương trong mọi vui buồn, thử thách của cuộc sống.
Biểu hiện của sự tôn trọng và trách nhiệm: Đeo nhẫn cưới cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng đối với bạn đời và trách nhiệm đối với gia đình.
Kết nối hai gia đình: Nhẫn cưới còn là biểu tượng của sự liên kết và hòa hợp giữa hai gia đình, cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Nhẫn đính hôn là gì?
Nhẫn đính hôn là chiếc nhẫn mà người con trai dành tặng cho người con gái mình yêu . Nếu cô gái đấy muốn gắn kết cả đời với chàng trai ấy thì sẽ đồng ý đeo chiếc nhẫn đó.
Thường sẽ có một hạt đá hay một viên kim cương ở chính giữa nhẫn. Nó có ý nghĩa là một tình yêu duy nhất, vĩnh hằng tồn tại mãi mãi.
Những điều cần biết về nhẫn cưới.
Đeo nhẫn cưới khi nào?
Theo quan niệm của ông bà thời xưa, nếu đeo nhẫn cưới trước khi tiến hành hôn lễ sẽ không mang lại điều tốt đẹp cho cô dâu chú rể. Nhẫn nên được đeo trong lúc làm lễ, khi có sự chứng kiến của gia đình và người thân, để nhận được lời chúc phúc trọn vẹn cho đôi uyên ương.
Vị trí đeo nhẫn cưới.
Hầu hết các cô dâu, chú rể tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada đeo nhẫn đính hôn trên tay trái của họ bởi vì họ tin rằng tĩnh mạch ở ngón tay thứ 4 này chạy trực tiếp vào tim.
Trái lại, ở nhiều quốc gia khác trong đó có Đức, Nga, Ấn Độ, Na Uy, cô dâu đeo nhẫn cưới trên tay phải của họ.
Vị trí ngón tay đeo nhẫn cưới cho nữ và nam.
Vị trí đeo nhẫn phụ thuộc ít nhiều vào các nền văn hóa khác nhau ở mỗi quốc gia. Tùy vào quan niệm mà mỗi quốc gia thường sẽ có một vị trí và ý nghĩa riêng cho việc đeo nhẫn. Dưới đây là một số cách đeo nhẫn cưới ở từng nước:
Châu Âu:
Nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, và Đức, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út tay trái. Đây là ngón tay được cho rằng có mạch máu kết nối trực tiếp đến tim, biểu tượng cho tình yêu và sự gắn kết vĩnh cửu.
Việt Nam:
Ở Việt Nam, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út tay trái, tương tự như các nước phương Tây. Tuy nhiên, trong lễ cưới truyền thống, nhẫn cưới cũng có thể được đeo ở ngón áp út tay phải để phù hợp với phong tục và nghi lễ.
Mỹ:
Tương tự như ở châu Âu, người Mỹ thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, phản ánh truyền thống La Mã cổ đại.
Nga và các nước Đông Âu:
Ở Nga, Ukraine, và nhiều quốc gia Đông Âu khác, nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út tay phải. Điều này tượng trưng cho sức mạnh và tình yêu bền vững.
Trung Đông:
Một số nước Trung Đông như Iran, người ta cũng đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải, theo truyền thống Hồi giáo.
Ấn Độ:
Ấn Độ, việc đeo nhẫn có thể linh hoạt hơn. Người Hindu thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái, trong khi người Hồi giáo có thể đeo ở tay phải.
Trung Quốc:
Tại Trung Quốc, nhẫn thường được đeo ở ngón áp út tay trái, nhưng trong một số trường hợp, có thể đeo ở ngón áp út tay phải, đặc biệt là trong lễ thành hôn truyền thống.
Brazil và một số nước Nam Mỹ:
Ban đầu, nhẫn được đeo ở ngón áp út tay phải trong thời gian đính hôn, sau khi kết hôn, chuyển sang ngón áp út tay trái.
Việc đeo nhẫn không chỉ là một phong tục mà còn là biểu tượng sâu sắc của tình yêu và cam kết giữa hai người. Tùy vào văn hóa và truyền thống của từng quốc gia mà cách đeo nhẫn có thể khác nhau, nhưng tất cả đều mang ý nghĩa trân trọng và tôn vinh mối quan hệ vợ chồng.
Chọn nhẫn cưới chất liệu gì?
Tùy vào mẫu mã, chất liệu, thành phần kim loại… mà nhẫn có nhiều loại giá khác nhau, thông thường là các loại vàng như: 24k, 18k, 14k, 10k hoặc vàng trắng.
| Xem thêm: Dress code là gì? Và có nên là dress code trên thiệp mời đám cưới.
Thời điểm mua nhẫn cưới.
Nên đi mua trước khi tiệc cưới của các bạn diễn ra, khoảng 2 tháng để các bạn có nhiều thời gian lựa chọn. Nhất là khi các bạn đặt thợ kim hoàn làm theo ý muốn.
Như vậy là An Hiếu Wedding giới thiệu về xuất sứ và nhưng điều lưu ý khi mua nhẫn cưới cho đôi bạn trẻ sắp kết hôn nhé.