Lễ Vấn Danh Là Gì? Ý Nghĩa Lễ Vấn Danh Trong Đám Cưới Việt.

Trong bài viết này

Lễ Vấn Danh Là Gì (Lễ Dạm Ngõ).

Trong quan niệm của người Trung Quốc xưa, phong tục đám cưới gồm 6 nghi thức: Nạp Thái, Vấn Danh, Nạp Cát, Nạp Tệ, Thỉnh Kỳ, Thân Nghinh. Việt Nam chúng ta đã tiếp thu hết những nghi thức đó và giản lược đi nhưng vẫn giữ lại những nghi lễ chính sau: Vấn danh, Nạp tệ, Thân nghinh và có thêm lễ lại mặt.

Lễ Vấn Danh Là Gì

| Xem thêm: Lễ Lên Đèn Là Gì? Nét Đặc Trưng Trong Phong Tục Cưới Hỏi Miền Nam.

Trước khi cử hành cưới phải có một nghi lễ được tiến hành để những người già trong nhà trai có thể biết tên của cô dâu. Việc này nhằm mục đích xem tuổi của cô dâu và chú rể có hợp nhau hay không, có bị xung khắc hay không? Sau đó, dự vào những chi tiết này, mọi người mới chọn ra được ngày lành tháng tốt và cử hành các nghi thức cưới hỏi.

Nghi lễ này được dân gian gọi là Lễ Vấn Danh. Thời xưa, bất cứ cô gái nào đã chấp nhận lễ cầu hôn của nhà trai sẽ được công nhận là đã có chồng, tuy nhiên lễ kết hôn thực sự lại chưa được tiến hành.

Thời đại ngày nay, để tinh giản các thủ tục và nghi lễ trong đám cưới, người ta đã kết hợp lễ vấn danh và lễ dạm hỏi. Vào lễ dạm hỏi, nhà trai sẽ tiến hành các thủ tục hỏi cưới kết hợp với việc xem tên tuổi của cô dâu chú rể để chọn ra ngày cưới luôn.

Nguồn Gốc Của Lễ Vấn Danh Tại Việt Nam.

Vào thời Pháp thuộc thì tại khá nhiều miền quê ở khắp nước Việt có khá nhiều các bé gái và bé trai sinh ra không được đặt tên chính thức mà lại được gọi với những cái tên như là: thằng Dần, thằng Hai, thằng Ba, cái Tí, cái Mẹo. … Đương nhiên các bé này sinh ra cũng không có giấy khai sinh như thời ngày nay nên không được đi học và hàng xóm láng giềng gọi họ theo những cái tên này cho đến khi khôn lớn.

Nguồn gốc của lễ vấn danh tại Việt Nam.

| Xem thêm: Lễ vu quy là gì? Phân biệt lễ vu quy và lễ thành hôn trong đám cưới Việt.

Đến khi họ kết hôn thì làng xã trong những miền quê mới yêu cầu phải ghi tên họ của những người đăng ký kết hôn vào sổ họ hoặc sổ làng. .. từ đó gia đình mới tổ chức một buổi lễ thành hôn có ghi tên tên của cô dâu chú rể vào.

Việc quan trọng nhất trong buổi lễ vấn danh là, những vị sư thầy sẽ tìm và hỏi tuổi tác của cô dâu chú rể. Từ đó nhằm xác định tuổi tác có phù hợp không, nếu tuổi tác phù hợp mới cho cưới nhau. Sau đó tiến tới lựa chọn ngày giờ hợp tuổi 2 đứa. Nếu tuổi nghịch nhau thì có thể họ sẽ không chấp nhận và hủy bỏ cuộc hôn nhân này.

Trong hôn nhân ngày xưa thì việc “Môn Đăng Hội Đối” và “Tuổi Hợp Nhau” là cực kỳ quan trọng. Nó có thể quyết định đến việc cử hành hôn lễ hay là hủy bỏ hôn lễ.

Ý Nghĩa Lễ Vấn Danh (Lễ Dạm Ngõ).

Như đã đã đề cập ở trên, Lễ Vấn Danh là dịp gia đình nhà trai sẽ đến hỏi tuổi cô gái đó đối chiếu với tuổi con trai của mình để xem “xung khắc” hay “hòa hợp”. Đây là một việc làm mà người xưa hay các gia đình thời nay đều vô cùng xem trọng.

Ý nghĩa lễ vấn danh

Đồng thời, lễ vấn danh (lễ dạm ngõ) là tiền trạm cho đám hỏi, là buổi gặp gỡ thân tình đầu tiên giữa hai bên gia đình.

Trong buổi lễ này, nhà trai và nhà gái sẽ gặp mặt, giao lưu, thăm hỏi. Tiến hành tìm hiểu về điều kiện cơ bản, hoàn cảnh và gia phong của bên gia đình.

Thông qua đó để xem xét hai gia đình có “môn đăng hộ đối” hay không để quyết định việc hệ trọng của đôi uyên ương. Nếu hai gia đình thấy hợp, phía nhà trai sẽ xin phép để chú rể được qua lại với cô dâu và tính chuyện trăm năm năm.

| Xem thêm: Lễ Đính Hôn Là Gì? Những Nghi Thức Trong Lễ Đính Hôn Cần Biết.

Sau khi hai gia đình đã bàn bạc xong xuôi thì một trong những kế hoạch vô cùng quan trọng tiếp theo của các bạn phải lên kế hoạch sớm đó chính là việc tìm kiếm địa chỉ uy tín để đặt thuê một chiếc xe cưới đẹp nhất để có thể đón nàng về dinh.

Mặc dù đã trải qua và chứng kiến sự thay đổi của lịch sử nhưng lễ vấn danh hay lễ dạm ngõ vẫn giữ lại được những nét tinh hoa nhất và là một phần không thể thiếu của phong tục cưới hỏi của người Việt Nam hiện nay.