Lễ rước dâu là gì?
Lễ rước dâu (lễ đón dâu) là nghi thức không thể thiếu trong phong tục đám cưới truyền thống của Việt Nam, thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai dành cho cô dâu và gia đình họ nhà gái. Do đó việc tìm hiểu kỹ lưỡng những nghi thức, hoạt động trong ngày rước dâu là điều mà hai bên gia đình cần lưu tâm để có một ngày đại hỷ thật mỹ mãn.
Vậy trình tự lễ rước dâu diễn ra như thế nào? Gia đình hai bên cần kiêng kỵ điều gì để nghi lễ diễn ra suôn sẻ? Hãy cùng An Hiếu Wedding tìm hiểu dưới bài viết này nhé.
Trình tự đầy đủ của lễ rước dâu truyền thống
1. Lễ xin dâu.
Mở đầu buổi lễ rước dâu, đoàn khách mời của họ nhà trai bao gồm: đại diện nhà trai, chú rể, gia đình, người thân cùng với đội bê tráp và khách tham dự sẽ tiến vào khu vực làm lễ của nhà gái. Trong đó, mẹ chú rể sẽ bưng mâm quả rước dâu còn đội bê tráp sẽ bưng các tráp lễ ăn hỏi theo đúng thứ tự nghi lễ.
Đội hình nhà trai chính thức tiến vào, chào hỏi và trao tráp cho đội hình bê tráp nhà gái trước cửa nhà rồi cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái.
2. Nhà gái nhận quả và mang lên bàn thờ gia tiên.
Đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng chờ sẵn đến khi đội bưng quả của nhà trai xuất hiện. Hai bên xếp thành hai hàng và đội nhà trai sẽ tiến hành trao quả cho bên nhà gái.
Những người trong đội bưng quả là những còn độc thân và thường là bạn bè thân thiết của cô dâu và chú rể. Phù rể có vai trò quan trọng, chỉ đi sau người đại diện và chú rể, với nhiệm vụ bê khay trà rượu và mâm ngủ quả để làm lễ tại nhà gái.
3. Trình lễ rước dâu.
Đại diện nhà trai sẽ xin phép nhà gái mở mâm quả và giới thiệu các sính lễ mà nhà trai mang đến để xin dâu.
4. Cô dâu được dắt ra mắt.
Theo nghi thức rước dâu truyền thống, cô dâu sẽ không được xuất hiện ngay khi nhà trai vừa đến. Các nàng phải đợi trong khuê phòng và đích thân mẹ ruột sẽ dắt tay bạn, ra mắt gia đình hai bên. Lúc đó cô dâu sẽ được trang điểm xinh đẹp và vô cùng rạng rỡ.
5. Làm lễ gia tiên.
Trong thời gian cặp đôi ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật của nhà trai trên bàn thờ gia tiên. Sau đó, bố của cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương, làm lễ trước bàn thờ cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng luôn êm ấm, hạnh phúc.
6. Trao nhẫn cưới.
Gia phụ hai bên sẽ trao các tín vật cho cô dâu và chú rể như của hồi môn trước sự chứng kiến của đông đảo họ hàng hai họ. Tiếp đó, là sự chúc phúc của người thân trong gia đình cô dâu gửi đến đôi tân lang tân nương và tặng quà mừng.
7. Mời trầu cau và mời rượu
Kết thúc phần tặng quà cũng là thời khắc kết thúc lễ vu quy, nhà gái sẽ tiến hành lấy lại một phần lễ vật trong các tráp lễ để gửi lại nhà trai như lời cảm ơn tới thành ý và sự chu toàn của gia đình.
Khi chia lễ vật lại quả, gia đình nên lưu ý lấy số lượng chẵn (thường là 10 lễ vật) để thể hiện sự có đôi có cặp của hôn nhân đồng thời xé lễ vật bằng tay thay vì dùng dao kéo để tránh sự chia cắt trong tình cảm vợ chồng.
8. Tiệc ở nhà gái
Thường tổ chức tiệc cưới ăn uống nhẹ nhàng, ngắn gọn với bánh và trà để rút ngắn thời gian đưa cô dâu về nhà trai làm lễ cho đúng giờ lành. Còn một nghi thức lễ rước dâu nữa là lì xì cho đội bưng quả vừa để cảm ơn họ vừa mang đến may mắn cho đám cưới.
Những Điều Kiêng Kị Khi Tổ Chức Lễ Rước Dâu.
1. Đón dâu không đúng giờ.
Theo quan niệm truyền thống, việc tổ chức lễ rước dâu không đúng giờ hoàng đạo có thể mang lại những điều không may mắn cho cặp đôi. Vì vậy, hai gia đình cần có người đại diện để nhắc nhở và đảm bảo rằng tất cả các nghi thức được thực hiện đúng thời gian quy định.
2. Chuẩn bị bàn thờ gia tiên quá sơ sài.
Bàn thờ tổ tiên là biểu hiện của sự chu đáo và tôn trọng của gia đình. Trước giờ đón dâu, cả nhà trai và nhà gái cần chuẩn bị một mâm cỗ cúng gia tiên đầy đủ với các vật phẩm như gà luộc, xôi, rượu, hoa quả và vàng mã đặt trên bàn thờ. Khi giờ đón dâu đến, cô dâu và chú rể sẽ cùng gia đình thắp hương và báo cáo với tổ tiên. Nghi lễ chính cần được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên với đầy đủ hương, đèn và hoa quả.
3. Cô dâu xuất hiện trước khi mẹ ruột vào phòng đón.
Trong ngày lễ rước dâu, cô dâu nên ở lại trong phòng của mình và chỉ được ra ngoài khi mẹ ruột vào đón. Nếu cô dâu tự ý xuất hiện trước toàn thể khách mời, điều này có thể bị coi là thiếu lễ phép và có thể ảnh hưởng đến sự coi trọng của cô dâu trong gia đình nhà chồng.
4. Cô dâu khóc nhiều và ngoảnh đầu nhìn về nhà mẹ.
Sau khi lễ rước dâu hoàn tất và cô dâu cùng chú rể về nhà trai, cô dâu cần đi thẳng về phía trước mà không quay đầu nhìn về nhà cha mẹ ruột. Quan niệm cho rằng cô dâu quá vương vấn gia đình bên ngoại có thể ảnh hưởng đến việc chu toàn trách nhiệm trong gia đình mới. Cô dâu nên giữ tâm trạng bình tĩnh và vui tươi để tạo không khí tích cực cho buổi lễ và tránh những điều không may mắn.
5. Không rải kim, tiền trên đường về nhà chồng.
Trước khi lên đường về nhà chồng, cô dâu thường được mẹ chuẩn bị một túi vải chứa 7 hoặc 9 chiếc kim nhỏ và một xấp tiền lẻ. Việc rải kim được cho là giúp xua đuổi những điều xui xẻo, trong khi rải tiền mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống vợ chồng luôn đầy đủ, sung túc và thịnh vượng.
Như vậy là An Hiếu Wedding giới thiệu trình tự lễ rước dâu truyền thống đã hoàn thành và tiếp tụccác nghi thức cưới tại nhà trai. Tuy phức tạp nhưng những nghi lễ trên sẽ là kỷ niệm vô cùng ý nghĩa với cô dâu và chú rể.