Lễ lên đèn là gì? Nét đặc trưng trong phong tục cưới hỏi miền nam.

Lễ lên đèn là gì

Trong bài viết này

Lễ lên đèn là gì?

Lễ lên đèn còn có một tên gọi khác là lễ thượng đăng. Đây là một trong những nghi lễ đám cưới quan trọng nhất của người Nam Bộ.

Theo phong tục thì nhà trai sẽ mang sang nhà gái một cặp đèn cầy long phụng trong ngày rước dâu. Cặp đèn cầy này thường có màu đỏ, có kích thước rất to và trùng với chân đèn bên phía nhà gái. Thân 2 ngọn đèn cầy này có khắc hình long phụng uốn quanh cây đèn.

Lễ lên đèn là gì

Khi giờ lành đã điểm, người đại diện bên nhà gái sẽ tuyên bố làm lễ lên đèn. Người này sẽ thắp sáng 2 ngọn đèn cầy này.

Sau khi được thắp sáng, ngọn đèn có khắc hình long được trao cho chú rể và ngọn đèn khắc hình phụng được trao cho cô dâu.

Cô dâu, chú rể sẽ cùng thực hiện nghi thức bái lại bàn thờ gia tiên. Sau đó chính thức cắm 2 ngọn đèn cầy lên chân đèn được đặt sẵn trên bàn thờ.

Trong suốt quá trình diễn ra lễ cưới thì 2 ngọn đèn này sẽ được thắp sáng liên tục. Có một số nơi sẽ tắt ngọn đèn khi lễ kết thúc, cũng có một số nơi để đèn cháy cho đến khi hết ngọn nến mới thôi.

| Xem Thêm: Nghi Thức Lễ Gia Tiên Trong Ngày Cưới Truyền Thống Ở Việt Nam.

Nguồn gốc của lễ lên đèn.

Lễ lên đèn biết rõ xuất xứ từ xa xưa và được truyền từ đời này sang đời khác. Không ai biết chi tiết thời gian thành lập của nghi lễ này. Song nó đã gắn bó với đám cưới hỏi người miền Nam từ bao đời nay.

Lễ rước dâu, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị 2 cây nến lớn khắc hình rồng phượng để đem tới nhà gái. Khi này, biểu hiện họ nhà gái sẽ đứng lên phát biểu và xin phép làm lễ lên đèn.

Nguồn gốc của lễ lên đèn.

Vị đại diện được xác định phải là người nổi tiếng nói trong dòng họ và cuộc sống hôn nhân êm ấm, sự nghiệp tăng trưởng với mơ ước đôi uyên ương sẽ gặp những điều tốt lành trong cuộc sống. Khi tuyên bố xong, cô dâu chú rể tự tay thắp nến và đặt lên chân nến trên bàn thờ tổ tiên.

Ý nghĩa của lễ lên đèn.

Lễ lên đèn vốn dĩ chứa đựng trong mình rất nhiều ý nghĩa nhân văn khác nhau được ông cha ta đúc kết từ rất lâu đời. Là dịp, là cơ hội để đôi tân lang tân nương chính thức xin phép ông bà tổ tiên ủng hộ cho tình yêu đôi lứa, kết duyên vợ chồng và từ nay sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân.

Lễ lên đèn còn nhằm thể hiện tình cảm hiếu kính, biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà và cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và “dựng chồng gả vợ” khi con cháu lớn khôn. Ngọn lửa đèn cầy giống như ngọn lửa của sự biết ơn, của lời tuyên bố về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc sắp đến.

Trong tình cảm vợ chồng, lễ lên đèn còn như lời nhắc nhở với đôi tân lang tân nương nhìn thấy được tầm quan trọng của hôn nhân. Cuộc sống sau này phải giống như hai đôi đèn với ngọn lửa cháy sáng rực, cùng nhau song hành, cùng nhau bước qua mọi khó khăn thử thách và luôn có trách nhiệm đối với nhau.

Trong lúc thực hiện nghi thức lên đèn, những người tham dự lễ cưới đều im lặng để cảm nhận không khí trang nghiêm và thiêng liêng của nghi lễ.

| Xem thêm: 8 món sính lễ cưới nhà trai không thể thiếu trong đám cưới.

Cử hành lễ lên đèn.

Theo phong tục, trong ngày rước dâu, gia đình nhà trai mang sính lễ cưới sang gia đình nhà gái. Trong số các sính lễ cưới, ngoài trầu cau, trái cây, trang sức, rượu trà, bánh kẹo thì còn có một đôi đèn cầy đám cưới.

Đôi đèn cầy này có kích thước khá to, màu đỏ tươi và được khắc hình rồng phượng trên thân đèn. Đây chính là đôi đèn cầy cưới để cử hành nghi thức lên đèn trong phong tục cưới hỏi của người Nam Bộ. Khi giờ lành đã điểm, người chủ hôn của phía nhà gái sẽ khui bao và lấy 2 ngọn đèn ra, chính thức tuyên bố thực hiện lễ lên đèn cho đám cưới.

Người chủ hôn sẽ thắp sáng 2 cây đèn cây long phụng từ ngọn lửa của cây đèn dầu đặt trên bàn thờ tổ tiên. Đây được xem như là lửa hương hỏa. Ngọn lửa đèn cây khi đốt phải đảm bảo sao cho thật đồng đều và ngang bằng với nhau. Nếu một trong hai cây cháy yếu thì phải nghiêng tim lại cho lửa cháy mạnh trở lại.

Cử hành lễ lên đèn.

Hai ngọn đèn đã cháy sẽ được từ từ đưa sát vào nhau trên tay người chủ hôn, vì hai tay người chủ hôn sẽ áp vào nhau để khấn vái trước bàn thờ tổ tiên. Khi ngọn lửa đã cháy đều trên hai ngọn đèn thì người chủ hôn từ từ giang cánh tay ra và trao đèn cho cô dâu, chú rể. Cô dâu và chú rể mỗi người nhận một ngọn đèn cầy và cắm nó vào chân đèn được đặt sẵn trên bàn thờ.

Lễ lên đèn được cử hành tại đâu?

Lễ lên đèn đa phần được thực hiện tại gia đình bên nhà gái. Nhà trai sẽ mang sính lễ cưới cùng với cặp đèn long phụng sang bên nhà gái trong lễ hỏi hoặc lễ cưới. Đại diện bên nhà gái sẽ tiến hành lễ lên đèn trên bàn thờ gia tiên của bên nhà gái.

Lễ lên đèn được cử hành tại đâu

Tuy nhiên, có một số nơi và một số gia đình cử hành cả lễ lên đèn ở bên nhà gái lẫn ở bên nhà trai. Mặc dù vậy, phong tục lên đèn bên nhà gái là phong tục bắt buộc phải có trong đám cưới của người Nam Bộ.

| Xem Thêm: Lễ Đính Hôn Là Gì? Những Nghi Thức Trong Lễ Đính Hôn Cần Biết.

Ai là người cử hành lễ lên đèn.

Đại diện bên nhà gái và cô dâu, chú rể chính là những người trực tiếp cử hành lễ lên đèn trên bàn thờ gia tiên của bên nhà gái.

Người đại diện tuyên bố bắt đầu nghi thức lên đèn, người này cũng là người châm lửa cho 2 ngọn đèn cầy long phụng trước khi giao nó lại cho cô dâu và chú rể.

Chú rể sẽ nhận ngọn đèn mang hình con rồng, còn cô dâu sẽ nhận ngọn đèn mang hình con phụng. Sau khi đèn được cháy đều và ngang bằng nhau. Cô dâu, chú rể sẽ cắm ngọn đèn lên trên chân đèn được đặt sẵn trên bàn thờ tổ tiên của nhà gái.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi thức lên đèn trong đám cưới.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nghi thức lên đèn trong đám cưới.

Khi thực hiện nghi lễ lên đèn trong ngày cưới cần lưu ý không nên để đèn tắt trong quá trình thực hiện nghi lễ.

Người xưa cho rằng nếu đèn bị tắt sẽ mang lại sự xui xẻo cho hôn nhân của cô dâu và chú rể. Chính vì vậy, khi thực hiện nghi thức lên đèn, người ta thường hay tắt hết quạt máy, đóng cửa sổ lại để tránh gió làm cho đèn bị tắt.

Ngoài ra, khi lên đèn cần phải thắp đều 2 ngọn cháy đều nhau. Người xưa cho rằng nếu như đèn cháy bên cao bên thấp thì cô dâu tương lai sẽ lấn át chồng.