Của Hồi Môn Là Gì?
“Của hồi môn” là phần chính trong lễ cưới truyền thống ở Việt Nam. Đó là tài sản do gia đình của cô dâu trao cho cô khi cô kết hôn và dọn vào nhà chồng. Tài sản hồi môn có thể là tiền, vàng, bạc, đá quý và đôi khi là tài sản bao gồm nhà và đất đai.
Dù có những thay đổi về sử dụng “của hồi môn” trong thời hiện đại thì nó vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ gia đình và thể hiện sự trân trọng, tình thương yêu và sự đồng thuận giữa hai gia đình thông qua lễ cưới truyền thống của người Việt Nam.
Nguồn Gốc Về Tục Lệ Tặng Lễ Của Hồi Môn.
Tục lệ tặng lễ “Của hồi môn” trong lễ cưới có nguồn gốc từ truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Tục lệ này xuất hiện từ thời xa xưa nhằm bày tỏ sự yêu thương và gắn bó giữa hai gia đình.
Nó là biểu hiện văn hoá đặc sắc và có ý nghĩa to lớn trong lễ cưới truyền thống của người Việt. Mặc dù có thể có sự khác biệt về thực hành tục lệ này, nguồn gốc của tục lệ vẫn là truyền thống gia đình và xã hội của Việt Nam.
| Xem thêm: Lễ Vu Quy Là Gì? Phân Biệt Lễ Vu Quy Và Lễ Thành Hôn Trong Đám Cưới Việt.
Của Hồi Môn Là Tài Sản Chung Hay Riêng.
Theo Quy Định Của Pháp Luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (sau đây gọi chung là Luật HNGĐ), tài sản chung vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản do vợ, chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung…
Trong khi đó, Điều 43 Luật HNGĐ lại quy định, tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng: tài sản được chia riêng cho vợ, chồng: tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật: tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng,…
Theo Quy Định Thời Kì Hôn nhân.
Thời kì hôn nhân được tính bắt đầu từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân (quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật HNGĐ). Các cặp đôi thường đăng ký kết hôn trước ngày tổ chức đám cưới. Do đó trong trường hợp này, của hồi môn được xác định là tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân.
Đồng thời, khi trao quà, bố mẹ thường không nói rõ là tặng riêng cô dâu hay tặng cho cả hai vợ chồng. Bởi vậy, trường hợp này không có căn cứ rõ ràng chứng minh là tặng riêng người vợ. Theo khoản 3 Điều 33 Luật HNGĐ, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Kết Luận.
Nói tóm lại, của hồi môn sẽ là tài sản riêng nếu người vợ có căn cứ chứng minh tài sản đó là bố mẹ tặng cho riêng. Nếu không chứng minh được thì tài sản này sẽ là tài sản chung vợ chồng.
| Xem thêm: Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Các Thủ Tục Lễ Dạm Ngõ Cặp Đôi Nên Biết.
Ý Nghĩa Của Hồi Môn Trong Ngày Cưới Là Gì?
Duy trì sự ổn định và tránh rủi ro:
“Của hồi môn” thường là của cải vật chất hoặc tiền bạc được trao bởi gia đình cô dâu cho con gái khi cô kết hôn và dọn đến nhà chồng. Điều này giúp đảm bảo rằng cô dâu có đủ cơ hội và nguồn lực để khởi đầu cuộc sống mới mà không phải đối diện với mọi trở ngại và khó khăn.
Tôn trọng và địa vị trong gia đình chồng:
“Của hồi môn” cũng có nghĩa là mức độ tin tưởng và tôn trọng mà gia đình chồng dành cho cô dâu. Nó thể hiện sự tôn trọng và đặt đúng chỗ của cô trong gia đình mới, cũng thể hiện tính đoàn kết và sự hoà hợp giữa hai gia đình
Gắn kết và niềm động viên:
“Của hồi môn” cũng có ý nghĩa đối với việc gắn kết tình cảm gia đình vì có thể giảm bớt nỗi đau cho cô dâu khi phải xa rời gia đình của mình. Nhìn các món của hồi môn, cô dâu sẽ nghĩ đến gia đình, cảm thấy sự ấm áp và niềm an ủi từ mẹ