Việc tìm hiểu và tính toán chi phí đám cưới là một trong những bước quan trọng nhất của quá trình chuẩn bị một lễ cưới. Dự trù kinh phí đám cưới sớm sẽ giúp cặp đôi cân bằng ngân sách và lựa chọn những hạng mục đám cưới phù hợp nhất.
Vậy chi phí tổ chức lễ cưới gồm những khoản mục nào? Mỗi khoản mục cần chuẩn bị như thế nào và làm cách nào để tiết kiệm chi phí đám cưới? Cùng AnHieu tìm hiểu để tổ chức chi phí đám cưới bao nhiêu là phù hợp nhé!
Chi Phí Đám Cưới Là Gì?
Chi phí đám cưới là tổng số tiền mà một cặp đôi phải chi trả để tổ chức một buổi lễ cưới. Chi phí này bao gồm các khoản chi như địa điểm tổ chức, trang trí, thức ăn, thức uống, trang phục cô dâu chú rể, dịch vụ nhiếp ảnh và quay phim, âm nhạc, hoa cưới, và các chi phí khác liên quan đến việc tổ chức một buổi tiệc cưới hoàn hảo.
Các chi phí đám cưới có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô của buổi tiệc, địa điểm tổ chức và các dịch vụ mà cặp đôi mong muốn có.
| Xem Thêm >>> Cách chọn lọc khách mời đám cưới như thế nào cho hợp lý.
Chi phí cho kế hoạch đám cưới.
Mỗi đám cưới, có rất nhiều khoản chi phí cần phải chi tiêu. Vì thế nên việc đầu tiên cần làm để có thể dự trù được tiền cho đám cưới.
Nếu bạn không biết có những khoản chi phí nào cần thiết. Thì cách tốt nhất là hỏi bố mẹ, anh chị hoặc bạn bè đã có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những người có kinh nghiệm.
Để tiết kiệm thời gian cho bạn đỡ mất công tìm kiếm trên mạng, AnHieu sẽ gợi ý giúp bạn một số khoản chi phí sau: chi phí cầu hôn, dạm ngõ, lễ ăn hỏi, cầu hôn, ảnh cưới, thiệp cưới , xe hoa, chi phí khác.
Hoặc bạn có thể xem thêm Cách tổ chức đám cưới ít chi phí – 60 triệu với 200 khách mời như một nguồn tham khảo để tính toán tiền đám cưới của mình cần chi tiêu.
Khi đã lên được danh sách những khoản tiền cần thiết cho đám cưới thì bạn cần phải xác định xem ngân sách mà mình sẽ chi cho đám cưới là bao nhiêu. Từ đó tính toán kỹ lưỡng và phân chia sao cho hợp lý nhất.
Chi phí kế hoạch cho lễ ăn hỏi / Lễ đính hôn.
Để lễ ăn hỏi có thể diễn ra trơn tru, cả nhà trai lẫn nhà gái đều phải có những chuẩn bị, lên danh sách những vật phẩm cần chuẩn bị, tính toán về chi phí phù hợp với tình hình kinh tế của gia đình. Chi phí lễ ăn hỏi bao gồm:
– Tiền trang trí phông bạt trong đám hỏi
– Số lượng tráp ăn hỏi cùng lễ vật
– Tiền dạm ngõ, thuê xe cho gia đình họ hàng
– Chi phí tổ chức ăn uống cho họ hàng
– Trang phục cho cô dâu, chú rể, cho đội bê tráp ăn hỏi
– Trang điểm cho cô dâu
– Bao lì xì cho những người bê tráp hỏi
Chi phí kế hoạch cho lễ thành hôn / Lễ cưới.
Chi phí cho toàn bộ đám cưới khác nhau ở từng gia đình, điều điện kinh tế cũng như thủ tục tại vùng miền. Thế nhưng, đối với các cặp đôi trẻ lần đầu đăng ký kết hôn thì tiền tổ chức đám cưới càng tiết kiệm càng tốt để có thể chăm lo cho cuộc sống hôn nhân sau này.
1. Chi phí đám cưới nhà trai.
– Sính lễ: 13.000.000đ
• Nhẫn cưới: 3.000.000đ
• Bộ trang sức cưới: 10.000.000đ
– Mâm quả cưới: 400.000 đ/ mâm x 6 mâm = 2.400.000đ
– Tiền nộp tài: 5.000.000đ
– Tiền thiệp cưới: 2.000đ/ thiệp x 600 khách = 1.200.000đ
– Tiền thuê xe: (xe hoa, xe đưa rước dâu cho họ hàng, nhà gái): 7.000.000đ
– Tiền trang phục cho cha mẹ: (áo dài, vest): 4.000.000đ
– Tiền đội bưng quả: 300.000đ/ người x 6 người = 1.800.000đ
– Tiền dựng rạp tại gia: 7.000.000đ
– Tiền tiệc cưới: 1.500.000đ/ bàn x 55 bàn = 82.500.000
– Tiền chụp ảnh cưới: 10.000.000đ
– Các chi phí phát sinh khác: 10.000.000đ
Tổng: ~ 144.000.000đ
| Xem Thêm >>> 10 lời khuyên cho cô dâu mới trước khi về nhà chồng.
2. Chi phí đám cưới nhà gái.
– Tiền in thiệp: 2.000đ/ thiệp x 500 khách = 1.000.000đ
– Tiền trang phục cho cha mẹ: (áo dài, vest): 4.000.000đ
– Tiền trang điểm, váy cưới cô dâu: 5.000.000đ
– Tiền đội bưng quả: 300.000đ/ người x 6 người = 1.800.000đ
– Tiền đãi tiệc: 1.500.000đ/ bàn x 45 bàn = 67.500.000đ
– Các chi phí phát sinh khác: 10.000.000đ
Tổng: ~ 90.000.000đ
Cách tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới hiệu quả
Tổ chức một đám cưới đẹp mà vẫn tiết kiệm chi phí không phải là điều khó. Chỉ cần các cặp đôi lập kế hoạch chi tiết và hợp lý cho ngày trọng đại của mình. Dưới đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính mà vẫn có một đám cưới hoàn hảo.
1. Xác định ngân sách rõ ràng.
Đầu tiên, các cặp đôi cần xác định khả năng tài chính của mình. Đặt câu hỏi về số tiền bạn và đối tác có thể đóng góp, sự hỗ trợ từ gia đình hai bên, và mức chi tiêu hợp lý sau đám cưới. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng thể và phân chia ngân sách cho từng hạng mục cần thiết.
2. Rút gọn danh sách khách mời.
Số lượng khách mời ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí, từ thiệp mời đến khẩu phần ăn. Hãy chỉ mời những người thân thiết và tránh mời những mối quan hệ xã giao. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn tạo nên một không gian thân mật, ấm cúng hơn.
3. So sánh giá và dịch vụ.
Nên tham khảo nhiều trung tâm tổ chức tiệc cưới để tìm nơi có giá cả hợp lý và dịch vụ chất lượng. Đặt các yếu tố như không gian, thực đơn, và dịch vụ tổ chức lên bàn cân để tìm ra lựa chọn tốt nhất trong khả năng tài chính.
4. Tránh các mùa cao điểm.
Nếu có thể, hãy tránh tổ chức đám cưới vào các dịp lễ hoặc mùa cưới cao điểm từ tháng 9 đến tháng 11. Trong thời gian này, giá thuê địa điểm và các dịch vụ thường tăng cao. Chọn thời điểm khác sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí đáng kể.
5. Tận dụng các chương trình khuyến mãi.
Hãy tận dụng các ưu đãi hoặc combo giảm giá từ trung tâm tiệc cưới, studio áo cưới, hoặc nhiếp ảnh gia. Những chương trình khuyến mãi này sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tài chính mà vẫn có được dịch vụ tốt.
6. Tinh giản các nghi lễ truyền thống.
Hiện nay, nhiều cặp đôi đã tinh giản các nghi lễ truyền thống để tiết kiệm thời gian và chi phí. Bạn có thể lồng ghép các nghi lễ hoặc rút gọn chỉ còn những phần quan trọng nhất. Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ để vẫn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống ý nghĩa.
7. Thuê trang phục cưới.
Thay vì may mới, thuê trang phục cưới là lựa chọn thông minh giúp tiết kiệm chi phí. Việc thuê váy cưới hoặc vest sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn mà vẫn có nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, kích thước và xu hướng thời trang.
8. Cân nhắc việc thuê ban nhạc.
Thay vì thuê ban nhạc sống, bạn có thể sử dụng dàn âm thanh hiện đại hoặc mời bạn bè, người thân tham gia biểu diễn. Điều này vừa tạo không khí vui vẻ, gần gũi, vừa giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
9. Kế hoạch tiết kiệm cho tuần trăng mật.
Tuần trăng mật cũng ảnh hưởng đến ngân sách đám cưới. Hãy lựa chọn địa điểm gần, giảm số ngày nghỉ hoặc săn vé máy bay, phòng khách sạn giá rẻ từ sớm để tiết kiệm. Điều quan trọng không phải là đi đâu mà là trải nghiệm cùng nhau.
Với những mẹo trên, các cặp đôi hoàn toàn có thể tổ chức một đám cưới tiết kiệm mà vẫn trang trọng và ý nghĩa.
Trên đây là toàn bộ chi phí cho đám cưới và những lưu ý mà AnHieu Wedding giúp cô dâu chú rể tiết kiệm tiền cho đám cưới. Do vậy hãy hoàn thành việc lên kế hoạch cho đám cưới từ 6 tháng trước đám cưới để tiếp tục các bước chuẩn bị tiếp theo nhé.